CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22/12
BanerKet noituyen sinh trung cap 2022LIEN THONGDoi tac viec lam
 

NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG (10/3 ÂM LỊCH) VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975

Thứ ba - 20/04/2021 09:04
Ngày Quốc giỗ góp phần giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Lễ Giỗ Tổ là sự ghi nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của tổ tiên và cội nguồn dân tộc. Là động lực tinh thần góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân cùng vượt qua những gian lao, khắc nghiệt của chiến tranh, thiên tai, khó khăn...; củng cố niềm tin cho cộng đồng để cùng nhau hướng tới tương lai, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, to đẹp hơn.



Chương trình sân khấu hóa tái hiện thời đại các vị Vua Hùng do học sinh trường Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ KG
thực hiện

Từ bao đời nay, câu ca dao đậm đà tình nghĩa:

 

456


Đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác, in sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ, là hàng triệu người mang dòng máu Việt cùng nhau hành hương hoặc hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với lòng thành kính.

Nhớ đến ngày Giỗ Tổ chính là để tỏ lòng kiêu hãnh rằng dân tộc ta là một dân tộc có nguồn cội, có lịch sử văn hóa từ lâu đời. Mỗi khi Giỗ Tổ Hùng Vương, người Việt Nam đều hướng về Đền Hùng - nơi thờ Đức Quốc Tổ. Đền Hùng trở thành một vị trí lịch sử quan trọng được tôn kính thiêng liêng nhất. Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là một ngày lễ trọng đại của đất nước, là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, là dịp để nhân dân ta tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các Vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc, các bậc tiền nhân đã có công lao xây dựng, gìn giữ và bảo vệ non sông gấm vóc từ ngàn đời.
 

456


Lễ Giỗ Tổ là sự ghi nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của tổ tiên và cội nguồn dân tộc. Là động lực tinh thần góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân cùng vượt qua những gian lao, khắc nghiệt của chiến tranh, thiên tai, khó khăn...; củng cố niềm tin cho cộng đồng để cùng nhau hướng tới tương lai, xây dựng đất nước Việt “uống nước nhớ nguồn”Ngày Quốc giỗ góp phần giáo dục đạo lý Nam ngày càng giàu mạnh, to đẹp hơn. Đây là biểu hiện của một truyền thống đạo đức tốt đẹp mà mỗi người Việt Nam chúng ta luôn tự cảm thấy mình có bổn phận phải thực hiện. Theo những tài liệu hiện nay còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán - An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: “Nguyện có trời đất lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”. Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, nhiều vị vua có tên tuổi của các triều đại phong kiến Việt Nam ngay khi mới lên ngôi, đã từng xác lập “Ngọc phả” về thời đại Hùng Vương, khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng đối với non sông đất nước. Niên hiệu Thiên Phúc nguyên niên tức năm 986 dưới triều Lê Đại Hành, có bản Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền, còn gọi là Cổ Việt Hùng thị thập bát thế thánh vương ngọc phả cổ truyền. Đây là lần đầu trong lịch sử xuất hiện tài liệu ghi chép một cách tường tận, chi tiết về 18 đời Vua Hùng, sau được sao lại vào năm Khải Định thứ 4 (1919). Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”

Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước, các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái làm giỗ. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu. Đến đời vua Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận : “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ 2 (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày 10 tháng 3 làm ngày Quốc lễ, trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng 3) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.
Về sau, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hàng trăm đoàn quốc tế và Việt kiều đã lên thăm Đền Hùng. Do tính chất quan trọng của khu di tích, năm 1963 Bộ Văn hóa đã xếp hạng di tích quốc gia; năm 1967 Chính phủ quyết định xếp hạng khu rừng Đền Hùng là rừng cấm quốc gia. Từ năm 1969, Nhân dân quyên góp xây dựng công quán, Nhà nước đầu tư xây dựng Bảo tàng Hùng Vương, đường điện, đường giao thông, hệ thống nước, sửa chữa đền miếu, trồng rừng cây sinh cảnh, tổ chức bảo vệ khu di tích và rừng cấm, tổ chức 4 cuộc hội thảo khoa học cấp quốc gia. Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương trở thành tâm thức, lẽ sống của người Việt nước” vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy “CácSau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ lâm thời đã cử cụ Huỳnh Thúc Kháng, Quyền Chủ   tịch nước lên dự Giỗ Tổ năm đầu tiên (1946). Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, mặc dù bận trăm công nghìn việc, Bác Hồ vẫn rất quan tâm đến giáo dục các thế hệ con cháu hướng về cội nguồn dân tộc. Ngày 18/9/1954, Bác từ Thái Nguyên sang Đền Hùng nghỉ lại một đêm, sáng ngày Bác gặp các chiến sĩ Sư đoàn 308 trước khi về tiếp quản Thủ đô, Bác đã căn dặn bộ đội: Nam chúng ta. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương ngày càng quy mô hơn, dài ngày hơn và với nội dung phong phú hơn. Ngày 06/01/2001, Chính phủ ra Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định nhà nước về các ngày lễ lớn, trong đó ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch là ngày Quốc lễ. Năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 
 

Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam hướng về Ngày Giỗ Tổ tỏ lòng kính hiếu tôn trọng tổ tiên, nhưng cũng là để nhân thêm tình yêu thương con người, xứ sở, niềm tin vào cộng đồng của dân tộc Việt Nam; là biểu hiện cao đẹp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là tín ngưỡng cả nước thờ chung đức Quốc Tổ, trên thế giới này chỉ có ở Việt Nam, điều đó đã trở thành truyền thống, lẽ tự nhiên của dân tộc Việt Nam.

Càng tự hào về lịch sử dân tộc, chúng ta càng phải đồng tâm hiệp lực, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời dạy của Người đã thấm sâu trong trái tim, khối óc của triệu triệu người Việt Nam Thực hiện lời căn dặn của Người, Đảng ta đã không ngừng phát huy truyền thống của tổ tiên, kế thừa những giá trị tinh thần tốt đẹp của thời đại Vua Hùng và các thời đại oanh liệt trong lịch sử, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành các cuộc đấu tranh cách mạng trường kỳ và oanh liệt trong lịch sử, đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, góp phần làm rạng rỡ thêm lịch sử và truyền thống Việt Nam anh hùng để làm nên Đại thắng ngày 30 tháng 4 năm 1975.

56

“Trong quá trình cách mạng Việt hay đánh giá của đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”;Ngày 30/4/1975, đại thắng mùa xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tháng 12/1976 đánh giá: Nam từ khi có Đảng, ba cái móc chói lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kỳ tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”.

56

Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới.

45
Bộ Chính trị chỉ đạo chiến dịch giải phóng Sài Gòn

Vào cuối năm 1974  đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi nhanh chóng có lợi cho cách mạng ta, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Nhưng Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” và đã đưa ra quyết định: “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”, đồng thời chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”. Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.

456
Bộ đội Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) đánh chiếm Sân bay Tân Sơn Nhất

Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

45
Xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng dinh Độc Lập

Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.

45
Bộ đội tiến vào treo cờ giải phóng trên Dinh Độc Lập

Đại thắng mùa xuân năm 1975, như nhận định của Đảng ta là một sự kiện quan trọng có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc, làm nức lòng bạn bè và nhân dân tiến bộ khắp năm châu bốn biển. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ IV cũng chỉ rõ: “Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng trận địa của Chủ nghĩa Xã hội, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và Chủ nghĩa Xã hội”.

Phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, Chi bộ và nhà trường tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết, tính năng động, sáng tạo của cán bộ đảng viên; huy động mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; bảo đảm quốc phòng - an ninh; xây dựng nhà trường văn minh, hiện đại, nghĩa tình; phát triển nhanh và bền vững, đóng góp ngày càng lớn cho tỉnh nhà nói riêng cả nước nói chung.

Nguồn tin: BAN CHẤP HÀNH CĐCS - TC KT-NV Kiên Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay200
  • Tháng hiện tại78,751
  • Tổng lượt truy cập3,181,501

    Số:27/TB-TCKTNV

    Trch yếu: Thông báo về việc tổ chức đấu giá khai thác dịch vụ Bãi giữ xe học sinh

    Ngy ban hnh: (30/01/2023)

    Số:3538/BNV-TCCB

    Trch yếu: Tính hưởng chế độ, chính sách tinh giản biên chế

    Ngy ban hnh: (28/07/2022)

    Số:48/QĐ-TCGDNN

    Trch yếu: Danh mục văn bản thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp còn hiệu lực

    Ngy ban hnh: (10/02/2022)

    Số:14/2021/TT-BLĐTBXH

    Trch yếu: Thông tư quy định về Điều lệ trường trung cấp

    Ngy ban hnh: (21/10/2021)

    Số:1681/TCGDNN-ĐTTX

    Trch yếu: TCGDNN hướng dẫn cơ sở GDNN Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong bối cảnh dịch COVID-19

    Ngy ban hnh: (03/08/2021)

    Số:285-LDTBXH-LDVLGDNN

    Trch yếu: 285-LDTBXH-LDVLGDNN Vv cho nghỉ học hết tháng 02

    Ngy ban hnh: (15/02/2020)

    Số:18/TB-TCKTNV

    Trch yếu: Thông báo tạm nghỉ học sau Tết Nguyên đán để phòng, chống dịch bệnh viên đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra

    Ngy ban hnh: (02/02/2020)

    Số:17/QĐ-TCKTNV

    Trch yếu: QĐ Vv thành lập Ban Chỉ đạo trường về phòng, chống dịch bệnh viên đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra

    Ngy ban hnh: (02/02/2020)

    Số:156/TCGDNN

    Trch yếu: Hướng dẫn phòng chống dịch nCoV

    Ngy ban hnh: (31/01/2020)

    Số:149/TCGDNN

    Trch yếu: Vv phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra

    Ngy ban hnh: (30/01/2020)

    Số:335-LDTBXH-VP

    Trch yếu: V/v phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra

    Ngy ban hnh: (28/01/2020)

    Số:99/UBND-VHXH

    Trch yếu: V/v tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra

    Ngy ban hnh: (24/01/2020)

    Số:668/TCGDNN-CĐCQ

    Trch yếu: Vv hướng dẫn công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo năm 2019

    Ngy ban hnh: (26/04/2019)

    Số:07/2019/TT-BLĐTBXH

    Trch yếu: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH

    Ngy ban hnh: (07/03/2019)

    Số:21/2018/TT-BLĐTBXH

    Trch yếu: Thông tư Quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

    Ngy ban hnh: (30/11/2018)

    Số:4986/VBHN-BLĐTBXH

    Trch yếu: Quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

    Ngy ban hnh: (23/11/2018)

    Số:2811/TCGDNN-PCTT

    Trch yếu: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giáo dục nghề nghiệp năm 2019

    Ngy ban hnh: (06/11/2018)

    Số:166/2018/NQ-HĐND

    Trch yếu: NQ Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm học 2018 - 2019

    Ngy ban hnh: (24/07/2018)

    Số:928/QĐ-LĐTBXH

    Trch yếu: Ban hành kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2018 - 2020

    Ngy ban hnh: (18/07/2018)

    Số:2817/LĐTBXH-TCGDNN

    Trch yếu: V/v khuyến khích đào tạo chương trình cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS

    Ngy ban hnh: (13/07/2018)
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Nhap hoc
hoi dap ts 2023
 
THU VIEN SO
ket noi
jACK THU NHO
Ảnh tư liệu Trường
TUYEN SINH TC 2023
banner đường dây nóng phòng chống bệnh dịch do virus ncov 4045132275964098

Liên hệ với chúng tôi
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây