Đó là một phần nội dung trong cuộc trao đổi của Tổng cục Dạy nghề với cơ quan báo chí ngày 22/3.
Ông Sâm cũng cho biết thêm, các trường dạy nghề sẽ tuyển sinh trên tinh thần cởi mở, linh hoạt, tạo thuận lợi cho người học và doanh nghiệp, cho cơ quan quản lý dễ chỉ đạo, đồng thời, phát huy tính tự chủ của các trường. Theo đó, các trường sẽ tuyển sinh theo 3 hình thức.
Hình thức thứ nhất là xét chọn theo hồ sơ, tức là dựa trên trình độ học của đối tượng tuyển sinh. Nếu đối tượng tuyển sinh có trình độ THCS thì có thể đăng ký vào các trường sơ cấp, trung cấp. Nếu đăng ký học trung cấp thì có thể đăng ký học chuyên môn mà không cần phải học bổ túc văn hóa. Nếu có nguyện vọng học cả bổ túc văn hóa thì sau khi tốt nghiệp có thể học liên thông lên cao đẳng. Đây chính là điểm mới trong tuyển sinh năm nay để đáp ứng nhu cầu người học. Còn với đối tượng đã tốt nghiệp THPT thì có thể đăng ký học cao đẳng, trung cấp, hoặc sơ cấp.
Hình thức thứ hai là thi tuyển, tùy theo chỉ tiêu tuyển sinh mà các trường tổ chức thi tuyển cho hiệu quả.
Hình thức thứ ba là kết hợp xét tuyển và thi tuyển, giao quyền tự chủ cho các trường tự tuyển sinh.
Trong năm 2016 các trường nghề đã tuyển sinh đạt tỷ lệ trên 92%. Năm 2017, các trường sẽ tuyển sinh liên tục trong năm, nhưng chú trọng thời điểm sau khi học sinh thi tốt nghiệp THPT.
“Các ngành kỹ thuật, công nghệ sẽ được ưu tiên đào tạo. Bên cạnh đó cũng chú trọng đến đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho lao động, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm”, ông Sâm nhấn mạnh.
Hiện nay, trên cả nước có 1.989 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 409 trường cao đẳng, 583 trường trung cấp và 997 trung tâm giáo dục nghề nghiệp./.
Tác giả bài viết: Tư Bùi
Nguồn tin: Thời báo Tài chính Việt Nam
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn