CHÀO MỪNG QUỐC LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG - GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/4/2024 - QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5/2024
BanerKet noituyen sinh trung cap 2022LIEN THONGDoi tac viec lam
 

15 tuổi học tiếp phổ thông hay học nghề?

Chủ nhật - 15/07/2018 00:15
Trong đợt tuyển sinh lớp 10 căng thẳng vừa qua, riêng tại TP.HCM và Hà Nội, mỗi địa phương có hàng chục ngàn học sinh không đủ điểm vào trường THPT công lập. Nhiều phụ huynh lo lắng: Với độ tuổi này, con mình nên tiếp tục học phổ thông hay mạnh dạn đi học nghề?

Con không đủ điểm vào lớp 10 THPT công lập, nhiều phụ huynh lo lắng không biết có nên cho con tiếp tục học phổ thông ở trường tư hay đi học nghề?

Trong đợt tuyển sinh lớp 10 căng thẳng vừa qua, riêng tại TP.HCM và Hà Nội, mỗi địa phương có hàng chục ngàn học sinh không đủ điểm vào trường THPT công lập. Nhiều phụ huynh lo lắng: Với độ tuổi này, con mình nên tiếp tục học phổ thông hay mạnh dạn đi học nghề?

 Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Cao Văn Sâm - phó chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam, viện trưởng Viện Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - nhận định:

- Đặt ra câu hỏi 15 tuổi đã sẵn sàng học nghề chưa nghĩa là chúng ta vẫn còn nặng nề quan niệm bằng cấp, khác xa với nhận thức và hành động của các nước phát triển. 

Bộ luật lao động hiện hành và Luật giáo dục nghề nghiệp đều nghiên cứu kỹ và xác định học sinh học xong lớp 9 - đã 15 tuổi - có quyền được vào học nghề hoặc ra thị trường lao động, trừ một số ngành nghề nhạy cảm, nặng nhọc, độc hại.

 

Không nên quá lo lắng

* Nhưng học nghề ở tuổi này chắc chắn các em sẽ gặp không ít khó khăn, nhiều bậc phụ huynh lo con mình còn quá non nớt để bước vào đời, thưa ông?

- 15 tuổi là lúc các em cần chuẩn bị tương lai cho mình. Việc lựa chọn tiếp tục học gì, học thế nào không chỉ phụ thuộc vào nguyện vọng cá nhân mà còn căn cứ trên năng lực, điều kiện thực tế của mỗi người.

Nhiều gia đình đã rất lãng phí khi tìm mọi cách cố cho con em mình học hết THPT dù khả năng học tập hạn chế và điều kiện kinh tế khó khăn, để rồi sau đó hết THPT lại quay ra học nghề. 

Những trường hợp như vậy chờ đến năm 18 tuổi mới nghĩ tới chuyện nghề nghiệp là trễ. Bởi nếu chọn học nghề ngay sau THCS thì ở tuổi 18, các em đã vừa được trang bị kiến thức văn hóa, vừa hình thành tay nghề vững chắc rồi.

Nhiều nước đã chọn những người có tên tuổi, thành công từ việc học nghề làm đại sứ nghề để lan tỏa lựa chọn học nghề. Việt Nam cũng đang xúc tiến việc lựa chọn đại sứ nghề từ chính những thợ giỏi, những tấm gương đủ sức tạo cảm hứng cho cộng đồng, đủ sức hấp dẫn để người trẻ mạnh dạn, tin tưởng vào lựa chọn nghề nghiệp từ sớm của mình

Tất nhiên, bước vào học nghề ở tuổi 15 các em sẽ phải đối mặt với một số khó khăn như: học vấn thấp phải nỗ lực cao, sức khỏe hạn chế nên gặp khó khi học các nghề đòi hỏi trang thiết bị to, cồng kềnh... 

Một thách thức đáng kể khác là cần trang bị thêm kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp để học xong các em có đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ để tự tin bước vào thị trường lao động. Bên cạnh đó, không phải em nào cũng có khả năng học liên thông lên trình độ cao hơn mặc dù có nhu cầu...

Song các em học sinh và chính các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng khi thực tế đang ngày càng có nhiều người lập thân, lập nghiệp, lập danh tiếng từ việc sớm chọn học nghề. Chuyên gia nấu ăn, chuyên gia trang điểm hay thợ cơ khí, thợ sửa ôtô... có mức thu nhập hàng chục triệu hoặc vài chục triệu đồng một tháng hiện đã rất phổ biến.

* Như ông nói, Việt Nam vẫn còn nặng quan niệm bằng cấp, còn các nước đã "thoát ly" tâm lý này ra sao?

- Không chỉ các nước ở châu Âu, như ở châu Á một số nước cũng đã thực hiện phân luồng khá thành công. Chẳng hạn tại Indonesia, năm 2007 tỉ lệ học sinh sau THCS vào học THPT còn 57% và vào học nghề đã tăng lên 43%; ở Trung Quốc có 56,7% số học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đã vào học trong các trường nghề; Đài Loan tỉ lệ phân luồng vào giáo dục nghề nghiệp là 50%.

7 năm trước, chỉ thị 10 của Bộ Chính trị đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề. Tuy nhiên, thực tế thực hiện còn kém rất xa so với mục tiêu đề ra. Tỉ lệ học sinh sau THCS rẽ lối đi học nghề hiện chưa đạt 10%.

Trong đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một lần nữa mục tiêu này lại được đặt ra. 

Thủ tướng nêu quyết tâm đến năm 2020, có ít nhất 30% học sinh học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp.

Các trường phải đổi mới để hấp dẫn người học

* Nếu tuổi 15 đã đủ độ "chín" để học nghề thì chính hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ phải thay đổi thế nào để người học gửi gắm niềm tin và lựa chọn?

- Đối với các trường, để hấp dẫn người học không có cách nào khác là phải đổi mới. Xu hướng hiện nay là các trường phải áp dụng phương pháp đào tạo theo năng lực thực hiện, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp ở các khâu trước, trong đào tạo và sử dụng...

Nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động, đòi hỏi của công nghệ sản xuất, cách mạng công nghiệp 4.0 là nền tảng để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, cần đổi mới nâng cao chất lượng quản trị, điều kiện văn thể mỹ..., bảo đảm cho học sinh vừa học nghề vừa phát triển toàn diện.

* Nhưng nhiều người vẫn e ngại học nghề vì con đường liên thông lên các trình độ đào tạo cao hơn hiện còn nhiều cản trở, thưa ông?

- Để khắc phục các rào cản không đáng có trong quá trình liên thông, Chính phủ đã ban hành khung trình độ quốc gia. Các bộ Giáo dục - đào tạo, Lao động - thương binh và xã hội đã có nhiều đổi mới áp dụng khung. Còn các cơ sở đào tạo đang tích cực xây dựng chương trình theo tích lũy modul, tín chỉ. 

Liên thông qua chương trình dần sẽ có nhiều thuận lợi, nhưng trên thực tế vẫn còn gặp nhiều rào cản kỹ thuật.

Trong một số quy định cụ thể, ví như việc bắt buộc thi đầu vào đại học như học sinh phổ thông với đối tượng học liên thông là chưa phù hợp. Chúng ta nên coi liên thông chủ yếu xuất phát từ thực tế lao động sản xuất, với nhu cầu muốn tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả lao động. 

Để đạt mục tiêu ấy, các ngành đào tạo khác nhau có những yêu cầu khác nhau. Vì vậy, nên để các trường tự chủ đặt ra yêu cầu tuyển sinh liên thông phù hợp hơn là việc áp đặt một quy định chung cho cả người đã học nghề và học sinh phổ thông vào đại học.

Tác giả bài viết: NGỌC HÀ

Nguồn tin: Tổng cục Dạy nghề

 Từ khóa: TUYỂN SINH, 2018, THPT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay2,803
  • Tháng hiện tại41,492
  • Tổng lượt truy cập2,752,277

    Số:27/TB-TCKTNV

    Trch yếu: Thông báo về việc tổ chức đấu giá khai thác dịch vụ Bãi giữ xe học sinh

    Ngy ban hnh: (30/01/2023)

    Số:3538/BNV-TCCB

    Trch yếu: Tính hưởng chế độ, chính sách tinh giản biên chế

    Ngy ban hnh: (28/07/2022)

    Số:48/QĐ-TCGDNN

    Trch yếu: Danh mục văn bản thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp còn hiệu lực

    Ngy ban hnh: (10/02/2022)

    Số:14/2021/TT-BLĐTBXH

    Trch yếu: Thông tư quy định về Điều lệ trường trung cấp

    Ngy ban hnh: (21/10/2021)

    Số:1681/TCGDNN-ĐTTX

    Trch yếu: TCGDNN hướng dẫn cơ sở GDNN Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong bối cảnh dịch COVID-19

    Ngy ban hnh: (03/08/2021)

    Số:285-LDTBXH-LDVLGDNN

    Trch yếu: 285-LDTBXH-LDVLGDNN Vv cho nghỉ học hết tháng 02

    Ngy ban hnh: (15/02/2020)

    Số:18/TB-TCKTNV

    Trch yếu: Thông báo tạm nghỉ học sau Tết Nguyên đán để phòng, chống dịch bệnh viên đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra

    Ngy ban hnh: (02/02/2020)

    Số:17/QĐ-TCKTNV

    Trch yếu: QĐ Vv thành lập Ban Chỉ đạo trường về phòng, chống dịch bệnh viên đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra

    Ngy ban hnh: (02/02/2020)

    Số:156/TCGDNN

    Trch yếu: Hướng dẫn phòng chống dịch nCoV

    Ngy ban hnh: (31/01/2020)

    Số:149/TCGDNN

    Trch yếu: Vv phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra

    Ngy ban hnh: (30/01/2020)

    Số:335-LDTBXH-VP

    Trch yếu: V/v phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra

    Ngy ban hnh: (28/01/2020)

    Số:99/UBND-VHXH

    Trch yếu: V/v tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra

    Ngy ban hnh: (24/01/2020)

    Số:668/TCGDNN-CĐCQ

    Trch yếu: Vv hướng dẫn công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo năm 2019

    Ngy ban hnh: (26/04/2019)

    Số:07/2019/TT-BLĐTBXH

    Trch yếu: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2017/TT-BLĐTBXH

    Ngy ban hnh: (07/03/2019)

    Số:21/2018/TT-BLĐTBXH

    Trch yếu: Thông tư Quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng

    Ngy ban hnh: (30/11/2018)

    Số:4986/VBHN-BLĐTBXH

    Trch yếu: Quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

    Ngy ban hnh: (23/11/2018)

    Số:2811/TCGDNN-PCTT

    Trch yếu: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giáo dục nghề nghiệp năm 2019

    Ngy ban hnh: (06/11/2018)

    Số:166/2018/NQ-HĐND

    Trch yếu: NQ Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm học 2018 - 2019

    Ngy ban hnh: (24/07/2018)

    Số:928/QĐ-LĐTBXH

    Trch yếu: Ban hành kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2018 - 2020

    Ngy ban hnh: (18/07/2018)

    Số:2817/LĐTBXH-TCGDNN

    Trch yếu: V/v khuyến khích đào tạo chương trình cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS

    Ngy ban hnh: (13/07/2018)
ĐĂNG NHẬP
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Nhap hoc
hoi dap ts 2023
 
THU VIEN SO
ket noi
jACK THU NHO
Ảnh tư liệu Trường
TUYEN SINH TC 2023
banner đường dây nóng phòng chống bệnh dịch do virus ncov 4045132275964098

Liên hệ với chúng tôi
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây